Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

“Sống chung với mẹ chồng”: Người phụ nữ khôn, là người phụ nữ khéo

0

Cập nhật vào 01/12

Bộ phim “Sống chung với mẹ chồng” vừa phát sóng trên kênh VTV1 chưa lâu nhưng sức thu hút của nó lại không hề nhỏ. Mới vài tập đầu bộ phim, nhiều người cũng đã thấm đượm câu của các cụ từ xưa “Người phụ nữ khôn, là người phụ nữ khéo”.

Trong bộ phim này, nhiều tình huống phát sinh mà nàng dâu có lẽ nếu khéo léo chút đã không đưa sự việc lên cao trào.

Câu chuyện cười ra nước mắt đêm tân hôn

Trước khi lấy Thanh (nhân vật nam chính), Vân (nhân vật nữ chính) cũng đã tiếp xúc với bà Phương (mẹ Thanh) nhiều lần. Phương nhất định có thể thấy được mẹ chồng là người khó tinh và có phần hách dịch cỡ nào ngay trong chi tiết chọn nhẫn cưới. Bà Phương không đồng ý bất cứ những ý kiến nào về nhẫn cưới do Thanh đưa ra và cho đó là vớ vẩn, không đáng quan tâm.

song-chung-voi-chong-nguoi-phu-nu-khon-la-nguoi-phu-nu-kheo-1
Cảnh dở khóc dở cười đêm tân hôn

Nếu đã biết mẹ chồng là một người bảo thủ và thích chen ngang vào chuyện đời tư của con trai như vậy thì cách cư xử tốt nhất trong đêm tân hôn là Vân nên nhắc Thanh đừng nên gây ồn ào, làm ảnh hưởng đến ba, mẹ chồng. Nếu như ở riêng, hai vợ chồng có thể không phải để ý đến ai. Tuy nhiên, sống chung với mẹ chồng, mọi việc làm đều nên cẩn thận đặc biệt là đối với những bà mẹ chồng hay soi mói thì điều này càng cần thiết.

Nên tìm hiểu tính cách của mẹ chồng trước khi về làm dâu

Trong lúc cùng mẹ chồng nấu ăn, Vân bị chê là lãng phí và bà Phương đưa từng chuyện từ nhặt nhất như rửa rau, bóc hành đến nấu nướng, dọn dẹp để nhắc nhở Vân.
Thật ra, nếu trước khi về làm dâu, Vân đã đến nhà Thanh để ra mắt rồi thì cũng nên để ý xem cách bà nấu nướng, dọn dẹp.

Mỗi thế hệ có cách xử lý riêng, nhiều khi họ luôn cho rằng giới trẻ lãng phí vì không trải qua thời gian khó khăn, thiếu thốn mọi mặt mà họ đã từng trải qua. Vì vậy, Vân trước đó nên vừa theo dõi bà Thanh làm việc nhà vừa hỏi thêm chồng về tính cách của bà Phương thì có lẽ sẽ không đến mức bị bà Phương nhắc nhở nhiều như vậy.

song-chung-voi-chong-nguoi-phu-nu-khon-la-nguoi-phu-nu-kheo-2
Nên tìm hiểu tính cách của mẹ chồng trước khi về làm dâu

Kiên quyết đòi ra ở riêng

Ngay từ những tập đầu tiên, bà Phương đã được khắc họa là một nhân vật rất mực yêu con trai mình. Những ngày Thanh và Vân đi hưởng tuần trăng mật, bà Phương còn mang chăn màn sang phòng con trai ngủ vì nhớ. Kể cả những tình huống khi sống chung như bà không cho Thanh rửa bát mà bắt con dâu phải rửa một mình cũng đã cho thấy bà rất yêu quý con trai.

Vì vậy, việc xin ra ở riêng chắc chắn là điều bà Phương nhất định không đồng ý. Và điều này đã làm cho mâu thuẫn mẹ chồng – nàng dâu càng trở nên khó gỡ. Mà sự kiên quyết của Vân còn làm chông cô bị khó xử bởi bên tình – bên hiếu. Tốt hơn hết trong tình huống này, Vân nên tâm sự cùng chồng, để chia sẻ những khó khăn của cô hiện tại.

song-chung-voi-chong-nguoi-phu-nu-khon-la-nguoi-phu-nu-kheo-4
Chẳng khó để mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu có thể cơm lành canh ngọt

Đương nhiên, mẫu thuẫn giữa mẹ chồng – nàng dâu không thể chỉ do một người gây nên, mà trách nhiệm đều thuộc về cả hai. Nhưng nếu để ý kỹ một chút sẽ thấy, trên khắp các diễn đàn đang bàn luận sôi nổi về bộ phim, nhiều người cũng phải thốt lên rằng mẹ Thanh cũng là một người mẹ chồng tốt đấy chứ! Chẳng qua chỉ là bà hơi kỹ tính, và quá yêu thương con mình mà thôi.

Biết là vậy, thì Vân, người sẽ là vợ của Thanh, sẽ trở thành người phụ nữ thứ hai trong gia đình, nên biết cách đối nhân xử thế sao cho vừa đẹp lòng bố mẹ chồng, vừa không khiến chồng mình rơi vào tình huống khó xử. Tuy Thanh là chàng trai có vẻ ít nói nhưng sau đó chồng cô có thể giúp cô dần dần lấy được tình cảm của mẹ chồng thông qua những câu chuyện về sự quan tâm, chăm lo của Vân dành cho Thanh và gia đình. Tốt nhất Vân nên biết cách yêu một chàng trai ít nói.

Đối với những hành động mà mẹ chồng đã can thiệp vào cuộc sống vợ chồng, hãy học cách để chấp thuận. Dù sao, là người đi trước, mẹ Thanh cũng chỉ muốn những điều tốt nhất cho các con của mình. Trước là vì Thanh, và hai cũng là vì Vân. Bởi sau cùng, cả hai rồi cũng về chung một nhà, cũng đều là con của bà cả.

Có biến cố mới biết mặt nhau và suy cho cùng, đã là sống cùng mẹ chồng thì đi ra đi vào dễ bề chạm mặt. Không thể cứ để mâu thuẫn tồn đọng ngày này sang tháng khác. Cho nên đã muốn làm một nàng dâu thảo, thì nhất định phải là nghe lời mẹ chồng một cách tâm phục khẩu phục. Chứ đừng cái kiểu đầu thì gật, môi thì cười nhưng quay lưng đi nước mắt lại lưng tròng, lại hậm hực, lại dằn vặt và đay nghiến chồng mình.

song-chung-voi-chong-nguoi-phu-nu-khon-la-nguoi-phu-nu-kheo-5
Cuộc sống của người làm dâu sướng khổ ra sao lại do chính bản thân mình lựa chọn cách ứng xử

Trong cùng một mái nhà, trời không chịu đất thì đất cũng nên chịu trời. Đừng vì cái “tôi” của mình quá cao mà khăng khăng làm theo sở thích. Đồng ý là chuyện bị can thiệp vào quá sâu đời sống vợ chồng riêng tư là chẳng ai mong muốn, nhưng để có thể sống vui vẻ, hòa thuận cùng chồng và gia đình chồng hay không mới là chuyện quan trọng.

Sinh ra làm phận con gái đã có nhiều thiệt thòi. Nhưng cuộc sống vợ chồng, cuộc sống của người làm dâu sướng khổ ra sao lại do chính bản thân mình lựa chọn cách ứng xử. Nếu con dâu là một cô gái biết nghe lời mẹ chồng, biết cảm thông cho tình yêu thương vô bờ bến của bà dành cho con trai – cũng là chồng mình, thì sẽ thấy mọi chuyện giản đơn và dễ xử hơn nhiều.

Đồng ý là bao giờ giữa mẹ chồng và nàng dâu cũng còn đó là khoảng cách của thế hệ. Giữa những người ở thế hệ đi trước, và những người ở thế hệ sau. Cho nên tránh sao được cái cảnh bất đồng quan điểm? Chỉ có là, phận làm dâu con, lại là dâu mới, biết khôn biết khéo để chèo để chống thì cuộc sống mới dễ bề hanh thông.

5/5 - (1 vote)
Share.

Comments are closed.