Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Sùi mào gà dạng phẳng là gì và cách điều trị bệnh

0

Cập nhật vào 05/11

Người mắc bệnh xã hội, trong đó có sùi mào gà thường có cảm giác mặc cảm, thiếu tự tin, tinh thần lo âu, suy sụp. Sùi mào gà có 4 loại tổn thương khác nhau: sùi mào gà, sẩn mào gà, mào gà tăng sừng,  sùi mào gà dạng phẳng. Vậy sùi mào gà dạng phẳng là gì và điều trị như thế nào? 

Người mắc bệnh xã hội, trong đó có sùi mào gà thường có cảm giác mặc cảm, thiếu tự tin

Người mắc bệnh xã hội, trong đó có sùi mào gà thường có cảm giác mặc cảm, thiếu tự tin

1. Tác nhân gây bệnh sùi mào gà

Sùi mào gà là bệnh lây truyền qua đường tình dục rất thường gặp do HPV gây ra. Hầu hết người nhiễm HPV không có biểu hiện lâm sàng, tỷ lệ có triệu chứng chỉ khoảng 1-2%.

Tác nhân gây bệnh HPV thuộc họ Papovavirus. Hiện có khoảng 120 chủng, trong đó có 40 chủng gây bệnh ở đường tình dục trong đó có 4 chủng cần chú ý là HPV 6 , 11 , 16, 18. HPV 6 và 11 chiếm 90% mụn có sinh dục.

Ngoài ra, yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh là:

  • Vệ sinh kém.
  • Suy giảm miễn dịch.
  • Mắc các bệnh đường tình dục khác.
  • Quan hệ tình dục sớm.
  • Quan hệ tình dục không an toàn,…

Tác nhân gây bệnh HPV thuộc họ Papovavirus

Tác nhân gây bệnh HPV thuộc họ Papovavirus

​​​​​​​2. Các dạng sùi mào gà thường gặp

Thời gian ủ bệnh sùi mào gà rất dài, từ 2 tuần – 9 tháng. Có một số trường hợp thời gian ủ bệnh có thể lên tới nhiều năm. 

Có 4 loại thương tổn sùi mào gà:

  • Sùi mào gà: có hình dạng giống bông cải.
  • Sẩn mào gà: sẩn hình vòm, màu da, hồng nhạt, đường kính từ 1 – 4 mm. 
  • Mào gà tăng sừng: lớp mài dày, giống như mụn cóc ở da hay dày sừng tiết bã.
  • Sùi mào gà dạng phẳng: giống như dát hơi gồ nhẹ lên mặt da.

Dấu hiệu bị sùi mào gà ở miệng cũng như các bộ phận khác đặc trưng là các nốt u nhú từ nhỏ đến lớn tùy vào mức độ bệnh.

3. Phương pháp chẩn đoán sùi mào gà như thế nào?

Chẩn đoán sùi mào gà thường được dựa vào thăm khám lâm sàng. Ngoài ra, có một số phương pháp cận lâm sàng hỗ trợ chẩn đoán sùi mào gà là: 

3.1. Xét nghiệm acid acetic

Xét nghiệm kiểm tra này là cách nhanh nhất để biết bệnh nhân có mắc bệnh sùi mào gà hay không. 

Dung dịch acid acetic có nồng độ thích hợp được bôi lên vùng da có các nốt sùi nghi ngờ do sùi mào gà. Sau 2 – 5 phút, nếu các nốt sùi này chuyển sang màu trắng nghĩa là cơ thể bạn đã nhiễm virus HPV.

hẩn đoán sùi mào gà thường được dựa vào thăm khám lâm sàng

Chẩn đoán sùi mào gà thường được dựa vào thăm khám lâm sàng

3.2. Xét nghiệm mẫu vật

Với các trường hợp có biểu hiện bệnh rõ ràng bằng các nốt u nhú, nổi mụn,… bác sĩ sẽ lấy trực tiếp mẫu bệnh phẩm này để phân tích. Xét nghiệm giúp xác định bệnh đang ở giai đoạn nào, nên điều trị ra sao.

3.3. Xét nghiệm mẫu dịch

Với cách xét nghiệm này, ngoài phát hiện bệnh sùi mào gà, bác sĩ có thể kiểm tra các bệnh xã hội hoặc viêm nhiễm phụ khoa đồng thời khác. 

Xét nghiệm mẫu dịch

3.4. Xét nghiệm HPV Cobas – Test

Xét nghiệm Cobas – Test được chỉ định để đánh giá nguy cơ bệnh lý, có khả năng phát hiện bệnh lên tới 90 – 95%, rất hữu ích trong sàng lọc ung thư cổ tử cung ở phụ nữ nhiễm HPV nguy cơ cao.

3.5. Xét nghiệm type HPV – PCR

Xét nghiệm type HPV – PCR giúp xác định chủng HPV, đánh giá nguy cơ gây bệnh ung thư cổ tử cung.

4. Điều trị sùi mào gà dạng phẳng

Nguyên tắc điều trị sùi mào gà dạng phẳng cũng như các dạng sùi mào gà khác là:

  • Loại bỏ sang thương mào gà và thương tổn bệnh học tiền ung thư do HPV.
  • Cần khám nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.
  • Khám và điều trị bạn tình

Một trong những phương pháp điều trị sùi mào gà là bôi thuốc

Cần cân nhắc dựa trên tuổi người bệnh, vị trí thương tổn, số lượng, kích thước, khả năng chuyên môn cũng như trang thiết bị của cơ sở điều trị để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Trong đó có các phương pháp điều trị chủ yếu là:

5.1. Dùng thuốc

Người bệnh tự bôi

  • Podophyllotoxin 0.5% dạng dung dịch hoặc kem. Bôi ngày 2 lần bằng tăm bông 3 ngày liên tiếp, nghỉ 4 ngày, điều trị 1 đợt 4 tuần.
  • Kem imiquimod 5% . Bôi 3 lần/tuần , tới 16 tuần. Sau khi bôi 6-10  giờ phải rửa bằng nước và xà phòng nhẹ

Điều trị tại cơ sở y tế

  • Bôi Podophyllin, dung dịch 10-25%, bôi để khô trước khi mặc quần áo,  rửa sạch sau 1- 4h. Bôi 1-2 lần/tuần trong 6 tuần. Mỗi lần bôi tối đa 0.5ml hay <10cm. 
  • Trichloroacetic (TCA) 80%, bôi thương tổn nhỏ, ẩm ướt. Bôi hàng tuần tối đa 6 tuần. 

3.2. Điều trị ngoại khoa

Điều trị ngoại khoa áp dụng khi mụn cóc toc, lan rộng hoặc không đáp ứng với điều trị khác. Các phương pháp điều trị ngoại khoa phổ biến là đốt điện, đốt lạnh, đốt laser.

Sau khi điều trị cần theo dõi khoảng 3 tháng để phát hiện nếu bệnh tái phát. Với bệnh nhân suy giảm miễn dịch cần theo dõi lâu hơn.

Ngoài ra, với các sùi mào gà sâu trong hậu môn, sâu trong cổ tử cung cần cân nhắc phương pháp điều trị phù hợp.

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.