Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Kỹ năng giao tiếp với người lớn qua điện thoại ai cũng cần biết

0

Cập nhật vào 05/03

Người lớn thường rất nhạy cảm, do đó việc giao tiếp với họ cần hết sức chú ý để tránh làm mất lòng và tạo ấn tượng xấu. Với phương thức giao tiếp qua điện thoại, dù không thấy mặt trực tiếp nhưng lời nói của bạn sẽ phần nào thể hiện tính cách và thái độ. Sau đây là kỹ năng giao tiếp với người lớn qua điện thoại mà ai cũng cần biết.

Một số lưu ý trước khi giao tiếp trên điện thoại với người lớn

Nếu bạn chủ động gọi đến cho người đó và họ chưa biết bạn là ai, dành phút đầu tiên để giới thiệu về bản thân. Nó giúp người đối diện có thể hình dung ra bạn và đánh giá khả năng giao thiệp. Sau khi giới thiệu, cần nêu rõ mục đích cuộc gọi. Tất nhiên người nghe, đặc biệt khi họ chưa biết bạn là ai thì làm sao họ hiểu được lý do bạn gọi và những gì bạn mong đợi từ họ. Hãy nói rõ hơn về vấn đề đó cũng như các thông tin khác.Đối với những vấn đề hay thông tin quan trọng phải nói thật rõ ràng, tránh nói quá dài khiến người nghe mất tập trung và phản ứng ngược lại lời nói của bạn.

Hãy giới thiệu về mình trước khi nói vào chủ đề câu chuyện, đó là phép lịch sự tối thiểu
Hãy giới thiệu về mình trước khi nói vào chủ đề câu chuyện, đó là phép lịch sự tối thiểu

Tiếp theo, hãy lưu ý đến tính chất riêng tư và bảo mật trong giao tiếp trên điện thoại. Để chắn chắn, hãy hỏi người nghe liệu đây có phải là lúc thích hợp để nói về những vấn đề đó hay không.
Cuối cùng, phải luôn duy trì sự kiên nhẫn. Những người có khả năng giao tiếp tốt luôn có sự bình tĩnh và chấp nhận áp lực trong một tình huống thử thách qua điện thoại. Bạn sẽ tránh được những quyết định sai lầm và nhận được sự tôn trọng.

Những lưu ý trong cuộc gọi

– Không nên hứa sẽ gọi điện cho ai rồi quên khuấy mất, người ta sẽ nghĩ bạn là người vô tâm/ hứa suông/ không quan tâm.
– Đừng gọi nhầm tên người bên kia đầu dây. Nếu không biết, hãy hỏi thẳng thắn. Gọi nhầm tên có thể gây ấn tượng rất xấu.
– Âm thanh có thể tố cáo khá nhiều thứ. Đừng nghĩ rằng người ở đầu dây bên kia không biết bạn đang vừa nói điện thoại vừa ăn uống, hút thuốc, ngáp…
– Không nên lẫn lộn nội dung giữa các cuộc gọi. Hãy cố gắng kết thúc cuộc này rồi hãy bắt đầumột cuộc khác. Bạn có thể nhầm lẫn nội dung hai cuộc điện thoại và khiến người nghe khó chịu.
– Không nên bất nhã khi yêu cầu người bên kia phải gọi điện vào lúc khác, đặc biệt là khi bạn đang có việc cần đến họ.
– Đừng chuyển cuộc gọi qua nhiều người, người nghe sẽ mất kiên nhẫn.
– Duy trì thái độ nhẹ nhàng, lễ phép với người lớn.
– Đừng phát ngôn nếu không chắc chắn vào những gì mình nói.
– Bất ngờ gác máy mà không có sự giải thích sẽ khiến bạn mất điểm trầm trọng.

Kỹ năng nghe và nói khi giao tiếp qua điện thoại với người lớn

Nghệ thuật nghe: nghe không phải là im lặng, không ai trông thấy sự chăm chú của bạn cả! Người đối thoại cùng bạn sẽ cảm thấy được quan tâm nếu bạn lên tiếng đồng tình hoặc thể hiện vẫn đang theo dõi câu chuyện. Đừng im lặng tuyệt đối, những người lớn khó tính sẽ nghĩ họ đang độc thoại và sẽ rất khó chịu.Hãy chuẩn bị một cuốn sổ nhỏ, một chiếc bút để ghi lại những thông tin quan trọng.

Tham khảo:

Nếu có các thông tin quan trọng, hãy chuẩn bị giấy bút để ghi lại
Nếu có các thông tin quan trọng, hãy chuẩn bị giấy bút để ghi lại

Nghệ thuật nói: giọng nói, cao độ, thái độ nói, sự niềm nở của bạn sẽ thể hiện chân dung sinh động nhất về bạn. Hãy tươi cười, nụ cười dù không được nhìn thấy vẫn giúp giọng nói tươi vui hơn, thân thiện và nhe nhàng hơn. Hãy thể hiện sự nhiệt tình và tự tin trong lời nói của bạn. Đặc biệt là đừng nói quá to, bởi bạn đang nói trực tiếp vào tai người lớn đấy!

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.