Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Bí quyết vàng dạy con tự tin nhưng không kiêu căng, ngạo mạn

0

Cập nhật vào 17/10

Con trẻ tự tin là điều tốt rất được khuyến khích, nhưng làm sao để con tự tin mà vẫn luôn giữ sự khiêm tốn, điều này sẽ tạo nên giá trị bản thân của trẻ sau này. Các bí quyết nuôi dạy trẻ sau đây sẽ giúp bé tự tin nhưng không kêu căng, ngạo mạn.

Cho phép con thất bại

Bạn đã từng nghe câu: “ Thất bại là mẹ của thành công”. Đừng lo lắng khi con mình vấp ngã, mà hãy luôn ở bên động viên con về mặt tinh thần để con đứng lên đi tiếp.

Nên để cho con thất bại nhiều lần khi có thể. Đừng can thiệp hoàn toàn vào cuộc sống của con, bằng cách để con làm mọi việc theo kế hoạch của mình đã đề ra. Nếu có thất bại thì hãy khuyến khích động viên con làm lại, kiên trì theo đổi mục tiêu đã xác định.

Cách làm này sẽ giúp con trưởng thành hơn, biết đạt đến sự thành công không phải là điều dễ dàng để con hiểu và trân trọng những giá trị thành công của chính mình và người khác. Và một cách ngẫu nhiên, khi đã hiểu được nỗi vất vả, khó khăn để thành công trẻ sẽ không kiêu căng ngạo mạn.

Dạy con chịu trách nhiệm

Biết chịu trách nhiệm với việc mình đã làm là một cách rèn tính độc lập cho con. Khi con biết chịu trách nhiệm về mọi việc mình làm, dù tốt hay xấu sẽ giúp con hình thành thói quen tốt nghĩ cho người khác.

Dạy con biết chịu trách nhiệm với những việc làm và hành động của bản thân
Dạy con biết chịu trách nhiệm với những việc làm và hành động của bản thân

==> Nếu bố mẹ muốn tìm trung tâm gia sư uy tín Hà Nội mẹ có thể tham khảo tại đường dẫn Gia Sư Việt

Khi biết phải có trách nhiệm trước mọi hành động, con sẽ thận trọng hơn với các lựa chọn và lường trước được hậu quả có thể xảy ra. Khi đã suy nghĩ thấu đáo, con sẽ tự tin hành động hơn.

Hãy để con giúp đỡ việc nhà

Có năng lực, con sẽ tự tin. Vì vậy, bạn cần trao cho con cơ hội để chúng xây dựng và thể hiện khả năng, trình độ. Bạn có thể làm điều này bằng cách yêu cầu con giúp đỡ những việc trong gia đình, để con tập nấu ăn hay sắp xếp bàn ghế. Hãy giúp con dần dần hoàn thành tốt công việc và hiểu giá trị của những việc đã làm.

Thử thách con

Bên cạnh thường xuyên động viên, khích lệ tinh thần cho con trong những việc nhỏ con làm thành công, thì bạn cần tạo ra các thách thức để con vượt qua như: yêu cầu con hoàn thành một việc mà trước nay con chưa làm hay con luôn sợ hãi…Một khi vượt qua được, con bạn sẽ trưởng thành và thấu hiểu mọi chuyện, như vậy sẽ rèn tính cam đảm, sự tự tin vững chắc mà không ngạo mạn, kiêu căng

Cho con phụ trách công việc nào đó

Thường xuyên cho con phụ trách, lên kế hoạch hoạt động là cách bạn tạo cơ hội để con tự tin đưa ra quyết định. Bạn có thể yêu cầu con lựa chọn bộ phim cho cả gia đình hay một nơi để đi chơi vào dịp cuối tuần.

Thử thách con bằng những việc làm cụ thể
Thử thách con bằng những việc làm cụ thể

Nếu có nhiều con, hãy luân chuyển đặc quyền này cho chúng để tránh tình trạng bất công bằng, gây cảm giác thiệt thòi cho đứa trẻ này và tính kiêu ngạo, độc quyền ở đứa trẻ còn lại.

Khuyến khích con theo đuổi đam mê

Theo đuổi đam mê, giúp trẻ có năng lượng, động lực tích cực để vượt qua mọi khó khăn trên bước đường chinh phục đam mê. Theo đuổi đam mê, giúp trẻ sống mãnh liệt và hạnh phúc hơn, rèn được những đức tính tốt. Khi có kiến thức, năng lực và những kỹ năng cần thiết, con sẽ tự tin mà không kiêu ngạo.

Khuyến khích con theo đuổi đam mê
Khuyến khích con theo đuổi đam mê

Khuyến khích con thể hiện bản thân

Hãy khuyến khích con tham gia thảo luận, chia sẻ quan điểm và cảm xúc về một vấn đề cụ thể, đồng thời dạy con biết tôn trọng ý kiến bất đồng, cởi mở với ý kiến của người khác.

Điều này sẽ giúp con hiểu rằng có quyền được đưa ra quan điểm nhưng trên thế giới không phải chỉ quan điểm của con mới có quyền tồn tại. Hiểu được điều này sẽ giúp trẻ không còn kiêu căng ngạo mạn xem mình là nhất nữa.

Lắng nghe và tôn trọng cảm xúc của con

Là cha mẹ hãy luôn tôn trọng và lắng nghe cảm xúc và những chia sẽ của con, để con biết rằng cha mẹ luôn thấu hiểu mình và sẽ tự mở lòng, hòa đồng, thân thiện và cởi mở chia sẽ hơn với mọi người xung.

Không so sánh con với người khác, kể cả tích cực

Cha mẹ tuyệt đối không nên so sánh con mình với đứa trẻ khác, vì mỗi đứa trẻ sẽ có những tài năng riêng. Khi so sánh như vậy làm con bị tổn thương và cảm thấy tự ti hơn. Hãy tập trung vào điểm mạnh của con mình và khuyến khích trẻ phát triển đúng.

Xem thêm: Dạy con ở độ tuổi lên 2 và 10 bài học cần ghi nhớ

Không so sánh con với đứa trẻ khác
Không so sánh con với đứa trẻ khác

Nhiều cha mẹ thường so sánh con không chăm, không học giỏi bằng bạn này, bạn kia với hy vọng con sẽ xấu hổ và cố gắng đạt được thành tích như các bạn khác. Nhưng điều đó hoàn toàn vô ích trong thực tế. Chúng sẽ có ý nghĩ sai lệch về thực tế, không tính đến đóng góp của người khác mà chỉ kiêu ngạo, khoe khoang bản thân.

Lê Thùy

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.