Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Chẩn đoán và điều trị bạch cầu tăng cao như thế nào?

0

Bạch cầu tăng cao thường khó phát hiện bằng mắt thường. Người bệnh chỉ biết khi có kết quả xét nghiệm máu. Đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch, bạch cầu giúp cơ thể chống lại nguy cơ nhiễm khuẩn do các bệnh lý hoặc nhiễm trùng gây ra. Vậy việc chẩn đoán và điều trị bạch cầu tăng cao như thế nào hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết ngay sau đây.

1. Bạch cầu trong máu tăng cao là gì?

Bạch cầu là một tế bào máu trắng tạo ra chức năng miễn dịch, bảo vệ cơ thể trước các loại bệnh tật và nhiễm trùng khi bị thương. Nếu lượng bạch cầu lớn hơn 11000/1 micro lít máu thì đây là dấu hiệu chẩn đoán tiệu chứng tăng bạch cầu.

Bạch cầu tăng cao khi cơ thể bị bệnh hoặc nhiễm trùng vết thương
Bạch cầu tăng cao khi cơ thể bị bệnh hoặc nhiễm trùng vết thương

Triệu chứng bạch cầu tăng cao có thể gặp trong các trường hợp như: nhiễm trùng, hoặc do vận động tập luyện cường độ cao hoặc lao động nặng, bị căng thẳng, thay đổi cơ thể khi mang thai,…Các trường hợp nhẹ thường lượng bạch cầu tăng ở mức bình thường, không quá cao. Phân loại tế bào máu bạch cầu gồm có 05 loại chính là: neutrophil, lymphocyte, monocyte, eosinophil, basophil.

2. Biểu hiện của tăng bạch cầu

Đa phần khi người bệnh bị bạch cầu tăng cao thường khó phát hiện. Chỉ thường thấy khi cơ thể có những triệu chứng như: Bị sốt, chảy máu, cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt, uể oải, đổ mồ hôi, đau ở tay, chân, bụng; khó thở, sụt cân…

Tham khảo: Bạch cầu cao là gì? Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh

3. Chẩn đoán hiện tượng tăng bạch cầu

Bạch cầu tăng cao được phát hiện chỉ khi có xét nghiệm máu khi có một vài triệu chứng gây bệnh. Qua các chỉ số xét nghiệm, sẽ giúp bác sĩ xác định và chẩn đoán, cho kết quả chính xác từ bệnh bạch cầu tăng. Từ đó, bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân và chẩn đoán tìm ra nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp nhất.

 Chẩn đoán bạch cầu tăng cao bằng các xét nghiệm máu

Chẩn đoán bạch cầu tăng cao bằng các xét nghiệm máu

Ngoài ra, trong một số trường hợp bác sĩ có thể chỉ định làm một số các xét nghiệm tủy xương để đánh giá mức độ của bạch cầu tăng cao khi cần thiết. Các trường hợp cần gặp bác sĩ ngay để tiến hành làm các xét nghiệm khi có một trong các triệu chứng sau: Sốt, dễ bị chảy máu, sụt cân, buồn nôn, mệt mỏi, hoa mắt, tụt huyết áp, ho, bị đau ngực hoặc đau dạ dày, …các trường hợp nặng như mất ý thức, bị hôn mê…

4. Điều trị bạch cầu trong máu tăng cao

Trong các trường hợp bạch cầu tăng nhẹ, sau khi lành các vết thương thì lượng bạch cầu có thể tự trở lại chỉ số bình thường. Đa số các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị các triệu chứng của bệnh thay vì điều trị bạch cầu tăng trước. Sau khi điều trị xong triệu chứng gây bệnh mà lượng bạch cầu vẫn không giảm mà chỉ số vượt mức bình thường thì lúc đó bắt đầu tiến hành điều trị sang bệnh bạch cầu tăng cao.

Một số phương pháp điều trị bạch cầu tăng cao như: truyền dịch bằng nước muối hoặc điện giải ( giảm sốt ), dùng thuốc chống nhiễm trùng vết thương ( oxy già, kháng sinh), thuốc giảm thâm nhiễm. Ngoài ra, có thể điều trị bạch cầu tăng cao bằng cách lấy máu qua đường tĩnh mạch để tách phần bạch cầu ra khỏi cơ thể và sau đó truyền máu lại vào cơ thể. Phương pháp này khá phức tạp và đòi hỏi độ chính xác cũng như chuẩn bị sẵn về mặt tài chính trong quá trình điều trị.

Thay bằng các cách điều trị có can thiệp của thuốc thì người bị bạch cầu tăng cao hoàn toàn có thể điều trị bằng cách thay đổi lối sống. Bổ sung các loại thức ăn có chứa các vitamin C, E, khoáng chất, Canxi hoặc uống dầu cá. Đồng thời, tránh các loại thức ăn có chứa nhiều chất béo, nhiều muối, nhiều đường, và nhiều calo. Thêm vào đó, bạn có thể bổ sung các loại thực phẩm cho bữa ăn để tăng cường sức đề kháng, giảm tình trạng nhiễm trùng như: tỏi, dầu thực vật, trà xanh, nho…

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.