Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Sự phát triển trí tuệ của trẻ ở giai đoạn học trung học

0

Cập nhật vào 09/01

Giai đoạn học trung học hay còn gọi là lứa tuổi vị thành niên, trẻ có những thay đổi mạnh mẽ cả về cơ thể cũng như trí tuệ.

Ở mỗi nền văn hóa với những cách giáo dục khác nhau, trẻ trong giai đoạn học trung học có những đặc điểm riêng nhưng nói chung còn bộc lộ tính phụ thuộc, sự khủng hoảng về nhân cách và hoang mang về tâm lý mà như nhiều người đã nhận xét, các em đang muốn khám phá chính mình.

Tuy trưởng thành về mặt cơ thể nhưng vị thành niên vẫn cần phải được giúp đỡ, giáo dục của nhà trường, gia đình để hình thành nhân cách phát triển đúng hướng.

Trẻ trong giai đoạn học trung học

Ở giai đoạn này trong khoảng lứa tuổi vị thành niên (người sắp đến tuổi trưởng thành) là những trẻ kể cả trai và gái, thuộc lớp người từ 10 đến 19 tuổi.

Lớp tuổi vị thành niên này được chia ra ba nhóm: Từ 10 đến 13 tuổi là nhóm vị thành niên sớm; Từ 14 đến 16 tuổi là nhóm vị thành niên giữa; Từ 17 đến 19 tuổi là nhóm vị thành niên muộn.

Trẻ ở giai đoạn học trun học có sự phát triển tất cả các mặt rõ rệt từ cơ thể, tâm lý đến trí tuệ
Trẻ ở giai đoạn học trun học có sự phát triển tất cả các mặt rõ rệt từ cơ thể, tâm lý đến trí tuệ

Do có những đặc điểm ít nhiều khác nhau về phát triển cơ thể, tâm lý và cả trí tuệ của lứa tuổi này, để việc chăm sóc cho phù hợp cho từng nhóm đối tượng nên cần có sự phân chia này. Tuy nhiên cách phân chia này cũng chỉ có tính tương đối.

==> Nếu bố mẹ muốn củng cố kiến thức văn hóa cho bé, bạn có thể tìm tới trung tâm gia sư để giúp con có nền tảng kiến thức tốt nhất cho tương lai. Cùng tham khảo địa chỉ trung tâm gia sư hàng đầu Hà Nội tại Website: https://giasuviet.net.vn/

Sự phát triển về tâm lý

Trẻ trong giai đoạn này bắt đầu có xu hướng tách ra, ít phụ thuộc vào cha mẹ. Chuyển từ sinh hoạt gia đình sang sinh hoạt bạn bè, tín ngưỡng để đạt được sự độc lập. Đôi khi chống đối lại bố mẹ, vì vậy các bậc phụ huynh cần quan tâm uốn nắn, nhưng phải kiên trì, mềm dẻo, linh hoạt để tránh chạm tự ái đến tổn thương tinh thần.

Luôn cố gắng khẳng định mình như một người lớn cũng là một thay đổi về tâm lý của trẻ. Để thể hiện được điều đó, trẻ sẽ có những hành vi bắt chước người lớn, đặc biệt là bố mẹ và thầy cô.

Trẻ có sự chuẩn bị cho mối quan hệ yêu đương . Sẽ xuất hiện tình yêu bạn bè, tuy nhiên trẻ khó phân biệt đâu là tình yêu, đâu là bạn bè, dễ mơ mộng, khi đổ vỡ niềm tin dễ chán nản. Trẻ cũng học cách biểu lộ tình cảm và điều khiển cảm xúc, phát triển khả năng yêu và được yêu, tỏ thái độ thân mật trong quan hệ với người khác.

Những thông tin thu thập được từ cha mẹ, nhà trường, xã hội, bạn bè, người trung gian, các hoạt động văn hóa là cơ sở để trẻ tạo ra giá trị của bản thân tạo niềm tự tin và cách ứng xử đối với gia đình, thầy cô, bạn bè và xã hội.

Sự phát triển trí tuệ

Trong giai đoạn học trung học này thường thích lập luận, suy diễn nhìn sự vật theo quan điểm lý tưởng hóa.

Giai đoạn phát triển đặc biệt này chịu ảnh hưởng rất mạnh mẽ của các điều kiện văn hóa, giáo dục, kinh tế của môi trường gia đình, nhà trường và xã hội đồng thời cũng là giai đoạn gây nhiều lo ngại cho các bậc cha mẹ và cho cộng đồng.

Sự phát triển trí tuệ của trẻ ở gian đoạn này tương đối mạnh mẽ
Sự phát triển trí tuệ của trẻ ở gian đoạn này tương đối mạnh mẽ

Xem thêm: Trẻ học vẹt, trí nhớ kém, làm thế nào để khắc phục?

Ở mỗi nền văn hóa với môi trường sống và cách giáo dụ khác nhau thì trẻ ở giai đoạn học trung học ở mỗi nơi sẽ có những đặc điểm riêng nhưng nói chung còn bộc lộ tính phụ thuộc, sự khủng hoảng về nhân cách và hoang mang về tâm lý mà như nhiều người đã nhận xét, các em đang muốn khám phá chính mình.

Tuy trưởng thành về mặt cơ thể nhưng vị thành niên vẫn cần phải được giúp đỡ, giáo dục của nhà trường, gia đình để hình thành nhân cách cũng như trí tuệ được phát triển đúng hướng.

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.