Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Trẻ học vẹt, trí nhớ kém, làm thế nào để khắc phục?

0

Cập nhật vào 04/01

Học vẹt, trí nhớ kém là tình trạng phổ biến ở trẻ em hiện nay. Điều này gây ra nhiều sự lo lắng cho cha mẹ về sự phát triển trí tuệ của trẻ.

Trẻ học vẹt, trí nhớ kém là gì? Làm cách nào để khắc phục tình trạng này? Mời các bậc phụ huynh theo dõi bài viết dưới đây.

Trẻ học vẹt

Học vẹt là gì?

Học vẹt là cách nói ẩn dụ, ví cách học của trẻ với con vẹt – bắt chước, nói nhại lại, nhưng không hiểu gì. Khi học thuộc bài, đọc rất trôi chảy nhưng không nắm chắc nội dung, học một cách máy móc và thụ động.

Nguyên nhân của tình trạng này

Trước tiên đó là do sự định hướng học tập của gia đình và nhà trường. Các bậc phụ huynh luôn muốn con mình học hành giỏi giang, nên gây áp lực, khiến con em mình luôn phải “oằn” mình gánh lấy ước mơ lớn lao của cha mẹ.

Học vẹt là tình trạng xấu nhưng rất nhiều trẻ mắc phải
Học vẹt là tình trạng xấu nhưng rất nhiều trẻ mắc phải

Mặt khác, do chương trình học của trẻ hiện nay tương đối nặng về kiến thức, khô khan, cứng nhắc khiến nhiều trẻ chán học, học chống đối bằng cách duy nhất là “học vẹt”.

Và một phần nguyên nhân cũng xuất phát từ bản thân mỗi trẻ. Nhiều trẻ còn rất hâm chơi, không có mục đích, động cơ học tập rõ ràng dẫn đến lười học, học chưa đúng phương pháp.

Đồng thời cũng do một phần là chưa có ý thức tự giác trong học tập, học chống đối, thụ động.

Cách khắc phục tình trạng trẻ học vẹt

Trước tiên là từ phía gia đình và nhà trường không nên gây quá nhiều áp lực cho trẻ về các vấn đề như thành tích, kết quả học tập. Hãy cứ để cho trẻ tự nhiên nhưng cha mẹ vẫn cần phải có định hướng rõ ràng cho trẻ.

Khuyên nhủ, cho con trẻ biết tầm quan trọng của việc học tập. Giúp trẻ nhận ra được mục đích, động cơ của việc học. Cha mẹ cũng nên dạy trẻ một vài phương pháp học tập hiệu quả, học nhanh nhưng vẫn nắm vững và hiểu bài. Nếu gia đình bạn có điều kiện, bạn có thể thuê gia sư cho bé, đây là cách tốt nhất để giúp bé tiếp thu kiến thức và có ý thức học tập khi có người kèm cặp.

==> Nếu các bậc phụ huynh muốn tìm địa chỉ trung tâm gia sư uy tín, chất lượng tại Hà Nội, bố mẹ có thể tham khảo tại đường dẫn: https://giasuviet.com.vn/

Trẻ có trí nhớ kém

Nguyên nhân khiến trẻ bị trí nhớ kém

– Trẻ bị trí nhớ kém bẩm sinh.

– Sức khỏe yếu, trẻ bị suy dinh dưỡng hoặc bị béo phì. Tình trạng sức khỏe như vậy sẽ khiến cho khả năng tập trung học tập kém, tiếp thu chậm, phản ứng ghi nhớ chậm hơn các bé bình thường.

– Trẻ không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng giúp ích cho quá trình ghi nhớ của não bộ.

– Không được ngủ đủ giấc cũng khiến cho trí nhớ của trẻ giảm sút.

Trí nhớ kém sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và tương lai của trẻ
Trí nhớ kém sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và tương lai của trẻ

– Có thể khi trẻ gặp vấn đề tâm lý, cha mẹ hay so sánh trẻ với những bé khác giỏi hơn, trẻ thấy tự ti, thất vọng, lo sợ, căng thẳng.

– Do trẻ bắt đầu hình thành nhân cách, trẻ muốn chứng tỏ mình không thích bị gò ép, hoặc không có hứng thú với việc học.

– Trẻ phân tâm nhớ nhiều thứ cùng một lúc dẫn đến không nhớ gì.

Hậu quả của tình trạng trí nhớ kém ở trẻ

– Trí nhớ kém khiến trẻ giảm khả năng tập trung, ghi nhớ bài dẫn đến chất lượng học tập không tốt, mất nhiều thời gian, công sức mà không đạt được mục tiêu như mong muốn.

– Trẻ sẽ trở lên thụ động với môi trường xung quanh, giảm khả năng tư duy và sáng tạo.

– Tình trạng này cũng làm trẻ dễ bị kích động, cáu gắt, thay đổi tâm tính dẫn đến chức năng não bị rối loạn, hệ thống mạch máu bị suy yếu.

– Khi trẻ có nhận thức rõ dàng về tình trạng này, trẻ sẽ bị ảnh hưởng tâm lý cho rằng mình kém cỏi, dần dần trở nên tự ti, khép kín với mọi người xung quanh hơn.

Cách khắc phục cho trẻ trí nhớ kém

– Giấc ngủ có sự ảnh hưởng rất lớn đến trí nhớ của trẻ vì vậy để nâng cao khả năng nghi nhớ, trẻ phải có giấc ngủ tốt. Một giấc ngủ chất lượng không chỉ giúp trẻ có sức khỏe tốt và lanh lợi mà còn giúp cho bộ não tập hợp và tiếp thu những hiện tượng trẻ học được trong ngày. Bố mẹ nên rèn luyện cho trẻ thói quen đi ngủ đúng giờ và ngủ đủ giấc.

– Các bậc phụ huynh nên khuyến khích con trẻ tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên nhằm thư giãn tinh thần vừa giúp cho máu lưu thông vừa giúp cung cấp chất dinh dưỡng và ôxy cho tế bào não. Mẹ tham khảo: 5 Môn năng khiếu mẹ nên cho bé học ngay từ lứa tuổi mầm non

– Chế độ dinh dưỡng cũng góp phần quan trọng trong việc giúp trẻ phát triển trí nhớ ngay trong cuộc sống thường ngày. Bố mẹ nên bổ sung một số thực phẩm tốt cho não bộ trong chế độ ăn hàng ngày như bí đỏ, trứng, bơ, sữa, thịt bò…

Đối với những trẻ chưa có chế độ ăn hợp lý, khả năng hấp thu vi chất cần thiết tự nhiên qua chế độ ăn uống kém, cần phải bổ sung qua đường uống các vi khoáng chất thiết yếu, nhất là những vi chất giúp phát triển não bộ như DHA, Omega 3, canxi và vitamin nhóm B…

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.